Hướng dẫn Viết Bài Mô Tả Hình Ảnh (Dành cho Học sinh ôn thi vào 6 CLC)

Miêu tả tranh là dạng bài thường gặp trong đề thi vào 6 của trường chuyên Ngoại Ngữ (UMS). Cấu trúc bài viết sau sẽ giúp các em đạt được ít nhất 50% điểm số của phần này. 7 câu mà thầy dạy dưới đây là khung để tham khảo, các em có thể mở rộng và viết thêm, nhưng lưu ý độ dài khoảng 80~100 từ thôi nhé.

Tải ngay 10 bài văn mẫu thầy Tuấn viết dựa trên đề của chính trường UMS ban hành TẠI ĐÂY!

Cấu trúc bài viết (1-2-3-1)

  • 1 câu mở bài: Giới thiệu bức tranh với câu tổng quan.
  • 2 câu tổng thể: Miêu tả môi trường xung quanh bức tranh.
  • 3 câu chi tiết: Nói về hành động và con người trong tranh.
  • 1 câu kết bài: Kết luận ấn tượng hoặc khung cảnh tổng thể.
  • TỔNG: 7 Câu

1. Câu mở bài (Introduction):

Khi nhìn vào bức tranh, chúng ta có thể dùng những câu đơn giản như sau để giới thiệu:

  • Câu mẫu:
    • “The picture shows/depicts a group of people [verb-ing].”
    • “This is an image of [a place/activity/event].”
    • “In the picture, we can see [a group of children/adults] doing [something].”
    • Ngoài trời: “The scene takes place in a park/garden/playground.”
    • Trong nhà: “The scene is set in a classroom/playroom.”
  • Ngữ pháp: Thầy Tuấn khuyên các em chỉ nên sử dụng thì Hiện Tại Đơn cho câu mở bài nhé.

Câu mở bài rất quan trọng để tạo ra được bố cục rõ ràng cho bài viết, nhờ đó chúng ta có thể đạt được điểm cao hơn đó. “Ấn tượng ban đầu” bao giờ cũng rất quan trọng mà, đúng không nào?

2. Mô tả môi trường xung quanh (Setting):

Thầy Tuấn gợi ý các em miêu tả bối cảnh xung quanh theo những gợi ý sau:

  • Câu mẫu:
    • “The background is filled with [trees/toys/books/etc.].”
    • “The room looks [bright/cheerful/organized].”
    • “There are [specific objects] around the scene, creating a [positive/peaceful] atmosphere.”
  • Môi trường xung quanh:
    • Ngoài trời: “There are trees, flowers, and open spaces.”
    • Trong nhà: “The shelves are full of books, and toys are scattered around.”
  • Ngữ pháp:
    • Ở đây chúng ta vẫn nên tiếp tục sử dụng thì Hiện Tại Đơn, nhất là cấu trúc “There is/ There are …”. Đây là cấu trúc mà khi sử dụng ở các kì thì IELTS vẫn ăn điểm.
    • Các em có thể biến đổi thì Hiện Tại Đơn bằng cách sử dụng câu Bị Động, như thế bài văn sẽ thú vị hơn đó. Ví dụ:
      • Toys fill the background => The background is filled with toys.

Một mẹo nhỏ thầy Tuấn dành cho các em khi bí ý tưởng đó là: hãy để ý những chi tiết làm bức tranh trông sinh động hơn và làm em thích thú nhé. Tóm lại “thích cái gì thì viết cái đó”.

3. Mô tả hành động (Details):

Giờ là lúc các em miêu tả chi tiết về nhân vật và hành động trong tranh. Thầy gợi ý một số mẫu câu như sau:

  • Câu mẫu:
    • “One person is [verb-ing], while others are [verb-ing].”
    • “They look [happy/engaged/curious, etc.] as they [action].”
    • “Most of them are [focused on/enjoying/participating in] the activity.”
  • Hành động phổ biến:
    • Học sinh trong lớp: “The students are listening to the teacher and taking notes.”
    • Trẻ em chơi ngoài trời: “The children are running, playing with toys, and laughing.”
  • Ngữ pháp:
    • Khi miêu tả hành động của người, các em dùng thì Hiện Tại Tiếp Diễn nhé. Vì chúng ta đang miêu tả hành động “đang” diễn ra trong tranh.
    • Chúng ta cũng có thể sử dụng câu Bị Động để bài văn thú vị hơn.

Các biểu cảm hoặc trạng thái của nhân vật là một điều tạo ra sự thú vị của bức ảnh, vì vậy khi viết về chúng cũng sẽ làm bài văn của mình thú vị hơn đấy.

4. Câu kết bài (Conclusion):

Câu kết giúp bài viết trở nên đồng điệu và tổng kết tốt hơn. Dưới đây là một số câu gợi ý:

  • Câu mẫu:
    • “This image captures a moment of [fun/learning/bonding].”
    • “It reflects [a cheerful/peaceful/engaging] atmosphere.”
    • “Overall, the picture shows a [positive/enjoyable] activity.”

Nhớ kết nối câu kết với câu mở bài để bài viết đồng nhất và gây ấn tượng nhé!

5. Ngữ pháp và từ vựng cần lưu ý:

Ngữ pháp:

  • Sử dụng thể hiện tại tiếp diễn (“verb-ing”) để miêu tả hành động đang diễn ra.
    • Ví dụ: “The teacher is explaining something to the students.”
  • Sử dụng câu mô tả tính chất (“to be + adjective”) để miêu tả cảm giác hoặc bối cảnh.
    • Ví dụ: “The room looks bright and colorful.”

Từ vựng quan trọng:

  • Miêu tả bối cảnh: bright (sáng sủa), cheerful (vui vẻ), peaceful (thanh bình), lively (sống động), organized (ngăn nắp).
  • Miêu tả hành động: running (chạy), jumping (nhảy), playing (chơi), reading (đọc), drawing (vẽ), writing (viết), discussing (thảo luận).
  • Miều tả cảm xúc: happy (hạnh phúc), excited (phấn khích), focused (tập trung), curious (tò mò), relaxed (thư giãn).

Lưu ý cuối cùng của thầy dành cho các em đó là, chúng ta có thể thay đổi số lượng câu ở từng đoạn cho phù hợp với từng trường hợp nhé, đừng quá “cố chấp” với 1-2-3-1. Đôi khi 1-2-3-2 hay 1-3-2-1 cũng vẫn rất là hay đó!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *